Tượng ông Thọ đào gỗ trắc 35cm
Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á.
Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được.
Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m.
Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám.
Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt.
Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa.
Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam.
Gỗ trắc đen: Giá thành rẻ hơn gỗ trắc đỏ nhưng gỗ trắc đen vẫn không kém cạnh về giá trị sử dụng.
Đặc biệt thời gian gần đây thị trường Trung Quốc thu mua loại gỗ này nên chúng lại càng trở nên khan hiếm tại Việt Nam.
Gỗ trắc đen có màu nâu đen, trên thân gỗ có những đường vân kẻ sọc đẹp mắt.
Miếng cắt gỗ khá mịn và bóng nên không cần sự tác động của si bóng thì những sản phẩm từ loại gỗ này cũng đã rất đẹp rồi.
Mùi thơm của gỗ có thể xua đuổi ruồi, muỗi, côn trùng.
Ý nghĩa Tượng ông Thọ đào trong phong thủy:
Ông Thọ là một trong ba vị tiên được người dân biết đến rộng rãi nhất (cùng với ông Phúc và Lộc).
Ông Thọ tượng trưng cho cuộc sống lâu dài với hình ảnh là một ông già có râu tóc bạc trắng, trán hói cao, trên tay cầm quả đào, với gương mặt hiền lành, mặc áo choàng màu vàng, tượng trưng cho cuộc sống khỏe mạnh, yên lành và lâu dài.
Ông Thọ thường được vẽ trên các bức tranh, làm hoa văn trang trí trên những sản phẩm gốm, sứ hay được chạm khắc thành tượng gỗ, ngà voi, đá.
Tuy nhiên, pho tượng gỗ ông thọ đào lại được người dân biết đến nhiều hơn cả.
Ý nghĩa của trái đào trong hình tượng này không thể không nhắc tới.
Bởi không có thứ hoa trái nào giàu tính biểu tượng như trái đào, thậm chí từng bộ phận trên cây đào đều chứa đựng hàm ý riêng: cây đào xum xuê trái là lời cầu mong sức khỏe tới các thành viên gia đình, gỗ đào để chống lại các linh hồn quấy phá hay yêu ma (thời xưa cung tên, mũi tên cũng thường được làm bằng gỗ đào).
Nhưng nhìn chung, bộ phận có giá trị biểu tượng nhất vẫn là quả đào.
Cách bài trí Tượng ông Thọ đào
Tục thờ cúng tượng Tượng ông Thọ đào được hình thành từ rất lâu với mong muốn mang lại sức khỏe dồi dào và an lành cho gia chủ cùng các thành viên trong gia đình.
Vậy nên phong tục này đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Tuy nhiên, việc bài trí tượng ông thọ cũng cần phải có hiểu biết mới có thể phát huy được hết khả năng phong thủy.
Tượng ông Thọ đào không được xem là một vị thần trong Phật giáo, do đó ông không được thờ cúng như Đức Phật.
Vì thế, gia chủ không nên đặt Tượng ông Thọ đào lên bàn thờ như thế sẽ không mang lại may mắn.
Nhưng bạn cũng không được đặt tượng ở vị trí thấp như thế là thiếu tôn trọng và không có lòng thành kính.
Một nguyên tắc mà các bạn cần phải tuân thủ là tất cả những biểu tượng thần thánh bài trí trong nhà cần phải ở vị trí ngang tầm mắt.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải xem tuổi và mệnh của mình trước khi thỉnh Tượng ông Thọ đào về thờ cúng.
Khi lựa chọn cần chọn những bức tượng thể hiện được thần thái của tượng và cần làm đủ các bước khai quang trước khi thờ cúng.
Có như vậy thì sức mạnh của việc thờ cúng Tượng ông Thọ đào mới phát huy được hết công hiệu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.